Dịch Vụ Đánh Bóng Đèn Pha Ô Tô
Tại sao cần đánh bóng đèn pha
Đánh bóng đèn pha ô tô là một quy trình quan trọng trong việc bảo dưỡng và nâng cao hiệu suất chiếu sáng của đèn pha. Dưới đây là một số lý do quan trọng tại sao cần đánh bóng đèn pha ô tô:
-
Nhựa kính đèn dễ bị oxi hóa do các tác động xấu từ môi trường như: bụi bẩn, hóa chất, tia UV,….. khiến kính xe mờ đục ố vàng khiến luồn sáng bị phân tán
Các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài như: tia UV, hóa chất, bụi bẩn có thể làm phần nhựa của đèn xe bị oxi hóa. Lúc này các mắt đèn có thể bị trầy xước, ố vàng như bị bao phủ bởi một lớp sương mù. Lúc này luồng sáng sẽ không được ổn định, khả năng phát sáng sẽ bị phân tán.
-
Sẽ khó đăng kiểm hơn khi bóng đèn xe quá vàng ố, hiệu quả chiếu sáng kém
Khi bóng đèn xe quá vàng ố, ánh sáng phát ra từ đèn sẽ bị lọc và hấp thụ nhiều hơn, làm giảm khả năng chiếu sáng xa và rõ ràng của hệ thống chiếu sáng. Điều này có thể làm giảm khả năng nhìn thấy và được nhìn thấy bởi người lái và các phương tiện khác trên đường. Theo các quy định đăng kiểm về hệ thống đèn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể nên việc đèn xe quá vàng sẽ gây nên tình trạng khó khăn trong việc đăng kiểm xe.
-
Bị trầy xước do tác động vật lý bên ngoài giảm tính thẩm mỹ của bóng đèn xe
Đèn pha là một phần quan trọng trong diện mạo tổng thể của ô tô. Khi đèn pha mờ, trầy xước, nó có thể làm cho xe trông cũ kỹ và không hấp dẫn. Đánh bóng đèn pha giúp tái tạo bề mặt sáng bóng, tạo ra một vẻ ngoài đẹp mắt và nâng cao tính thẩm mỹ của ô tô.
4 nguyên nhân chủ yếu khiến đèn pha bị mờ, vàng ố, cũ xước
-
Do tác động không mong muốn từ bên ngoài như va chạm, đụng quẹt khi tham gia giao thông hoặc do chủ xe không biết cách chăm sóc gây xước bóng xe
Trong quá trình xe lưu thông trên đường có thể sẽ vô tình xảy ra những tình huống xe va chạm gây nên tình trạng xe bị trầy xước, bóp méo. Hoặc quá trình vệ sinh đèn pha ô tô đã không được xử lý đúng cách cũng gây ra những tình trạng như: trầy xước bề mặt do sử dụng dụng cụ không phù hợp hoặc áp lực vệ sinh quá lớn hoặc hư hỏng chân đèn.
-
Do tia UV của ánh nắng mặt trời tác động xấu gây hiện tượng mờ đục
Tia UV từ ánh sáng mặt trời gây ra quá trình oxy hóa trên bề mặt kính đèn pha. Kết quả là kính trở nên mờ đục và mất độ trong suốt ban đầu.
-
Do thay đổi thời tiết nắng mưa, bụi bặm, đọng Calcium làm kính xe bị bám bẩn, ố vàng giảm khả năng chiếu sáng của xe.
Kính đèn pha ô tô thường phải chịu sự tác động của ánh sáng mặt trời, mưa, bụi bẩn và các chất hóa học từ môi trường xung quanh. Các yếu tố này có thể làm mờ, làm vàng ố, hoặc tạo ra các vết xước trên bề mặt kính.
-
Sử dụng bóng đèn lâu dần dần cũng sẽ có hiện tượng mờ đục do sức nóng của đèn
Tuổi thọ của bóng đèn từ 1000-50.000 giờ tùy vào loại đèn khác nhau. Chính vì vậy, nếu vượt quá thời gian tuổi thọ tình trạng chiếu sáng của đèn sẽ bị ảnh hưởng, hiệu suất chiếu sáng sẽ không được đảm bảo.
Dụng cụ cần thiết để đánh bóng pha đèn ô tô
Bộ dụng cụ đánh bóng đèn pha: giấy nhám, khăn lau, bát phá đánh sơn, chai nước, bát bóng, băng keo, máy đánh bóng kết hợp phớt mút phá:
-
Giấy nhám: Sử dụng giấy nhám có độ nhám phù hợp để loại bỏ các vết xước và lớp sơn cũ trên bề mặt đèn pha. Lựa chọn giấy nhám có độ nhám từ 800 đến 2000 để làm việc một cách cẩn thận.
-
Khăn lau: Sử dụng khăn mềm, không bụi để làm sạch và lau khô bề mặt đèn pha trước và sau khi đánh bóng.
-
Bát phá đánh sơn: Đây là một công cụ được sử dụng để phá bỏ lớp sơn cũ hoặc bề mặt mờ trên đèn pha. Bát phá đánh sơn thường có cán cầm tiện lợi và lưỡi phá đánh sơn sắc nhọn.
-
Chai nước: Dùng để pha loãng dung dịch đánh bóng đèn pha ô tô hoặc làm ướt bề mặt đèn pha trong quá trình đánh bóng.
-
Bát bóng: Được sử dụng để chứa các loại bóng đánh bóng khác nhau, như bóng cotton, bóng mút, bóng sợi, bóng chải, để thực hiện các giai đoạn đánh bóng khác nhau.
-
Băng keo: Dùng để bảo vệ các phần không cần đánh bóng trên xe, như lớp sơn, các phụ kiện gần đèn pha.
-
Máy đánh bóng kết hợp phớt mút phá: Máy đánh bóng kết hợp với phớt mút phá được sử dụng để đánh bóng và làm sáng bề mặt đèn pha. Máy này giúp tăng hiệu suất công việc và giảm công sức đánh bóng tay.
Quy trình các bước đóng bóng đèn xe ô tô
Bước 1: Kiểm tra tình trạng của bóng xe để biết tình trạng hiện tại đèn xe và có phương án đánh bóng hiệu quả.
Bước 2: Dùng băng dính dán các vị trí không cần đánh bóng xung quanh đèn xe
Bước 3: Sử dụng giấy nhám có đế xốp để làm sạch bề mặt, lau khô xong kiểm tra lại xem bề mặt đèn được xả đều chưa, dấu hiệu nhận biết là xem bề mặt kính đèn mờ đều chưa
Bước 4: Dùng bát phá và máy đánh bóng có mút phá để đánh bóng đèn xe
Bước 5: Dùng máy đánh bóng và bát bóng để đánh lại lần nữa để giúp đèn xe bóng hơn
Bước 6: Vệ sinh lại viền đèn nơi dán băng dính bằng dung dịch chuyên dụng
Bước 7: Phủ dung dịch nano tạo lớp phủ trên bề mặt
Bước 8: Dùng khăn lau khô bề mặt và kiểm tra lại xem bóng đèn đã đạt tiêu chuẩn sạch đẹp như mới chưa.
Dịch vụ đánh bóng đèn pha tại Hà Nội
Toyota Long Bien Auto detailing là trung tâm chăm sóc và làm đẹp xe uy tín theo chuẩn Toyota Touch Việt Nam tại Hà Nội với về dày hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp:
-
Dịch vụ chăm sóc và làm đẹp xe chuẩn 5 sao theo tiêu chuẩn của Toyota
-
Trang thiết bị, máy móc công nghệ cao chuyên dụng giúp đảm bảo chất lượng cho từng dịch vụ
-
Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ đánh bóng đèn pha cho xe bạn tốt nhất.
-
Các chương trình khuyến mại, dịch vụ chăm sóc quý khách hàng tận tâm
Đèn pha là vị trí quan trọng trên xe nếu có bất cứ vấn đề hư hại nào sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông trên đường đặc biệt là buổi tối, nên việc chăm sóc bảo dưỡng bóng đèn định kỳ sẽ giúp bảo vệ và làm sạch kính xe giúp bạn lái xe an toàn và tăng tính thẩm mỹ hơn cho xe của bạn.
Quý khách hàng muốn đặt lịch hẹn có thể đăng ký tại đây
------ TOYOTA HƯNG YÊN - CHI NHÁNH VĂN LÂM ----------
Địa điểm: Toyota Hưng Yên - Chi nhánh Văn Lâm
Số 68 Chợ Đường Cái, Văn Lâm, Hưng Yên
Hotline kinh doanh: 0936.940.266
Hotline dịch vụ: 0936.745.665
Hotline CSKH: 0812.88.89.89
Fanpage: Toyota Hưng Yên - Chi nhánh Văn Lâm